Cách kéo dài câu trả lời trong IELTS Speaking Part 1

Điều mà thường được các thí sinh thắc mắc là nên dành bao nhiêu thời gian để trả lời Part 1 của phần thi Speaking.
Theo nguyên tắc chung thì một câu trả lời như ‘I’m from VietNam.’ có thể bị đánh giá là hơi ngắn và một câu trả lời vừa đủ cho Part 1 là xấp xỉ khoảng 3 câu. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng về độ dài quá nhiều bởi điều quan trọng hơn cả là việc sử dụng tiếng Anh của bạn. Dưới đây là một số cách mà IELTS Master tổng hợp lại giúp bạn có thể dễ dàng mở rộng câu trả lời của mình từ một câu ngắn sang câu trả lời hoàn thiện hơn, hay hơn và hy vọng sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn trong kì thi IELTS.
1. Nêu cảm nhận và ý kiến của bản thân
Bạn có thể dễ dàng mở rộng câu trả lời của mình bằng cách nói bạn cảm thấy thế nào về câu hỏi bạn vừa hỏi. Nó cũng sẽ làm cho câu trả lời của bạn thú vị hơn. Ví dụ: ”What do you like to do in your spare time?”
-Với câu trả lời ngắn: ‘I like shopping.’
-Với câu trả lời được kéo dài hơn, bạn có thể trả lời: ‘I like shopping because I love trying on new clothes and I always feel more confident when I’m wearing a new outfit.’
2. Nêu các chi tiết tương phản
Một trong những cách đơn giản nhất để bạn có thể mở rộng câu trả lời của mình là sử dụng từ ‘but’ đối với các chi tiết tương phản trong câu trả lời của mình. Ví dụ: ”How long have you worked there?”
-Với câu trả lời ngắn: I’ve worked there for three years.
-Với câu trả lời có thể giúp bạn đạt được band cao hơn, bạn có thể trả lời: ‘I’ve worked there for three years, but I’m going to change careers next year.’
3. Kết hợp các chi tiết
Thay vì đưa ra một câu trả lời rất ngắn gọn, bạn có thể thêm vào một số chi tiết bổ sung với những từ như ‘and’, ‘with’ hoặc ‘also’. Ví dụ: ”Do you live in a flat or a house?”
-Với câu trả lời ngắn gọn: ‘I live in a house.’
-Tuy nhiên, với câu trả lời đầy đủ và đặc sắc hơn bạn có thể trả lời: ”I live in a house with my two brothers and my mum. We’ve also got a dog and a cat.”
4. So sánh với quá khứ
Bạn có thể nói về những gì bạn đã từng có, từng làm với cụm từ ‘used to’ để diễn tả và so sánh quá khứ và trong hiện tại điều đó đã thay đổi như thế nào. Ví dụ: ”Do you play sport?”
-Với câu trả lời ngắn: I play football.
-Thay vì trả lời ngắn gọn như trên, hãy trả lời như sau: ‘ I used to love basketball, but now I play football more because that’s what my friends are in to.’
5. Thêm lý do vào câu trả lời của bạn
Hãy luôn cố gắng giải thích lý do tại sao bạn đưa ra câu trả lời như vậy trong Part 1 của phần thi Speaking. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách sử dụng ‘because’ hoặc ‘so’. Ví dụ: ”Do you like your job?”
-Với câu trả lời ngắn: ‘Yes, I really love my job.’
-Với câu trả lời dài hơn sau sẽ giúp bạn ghi được điểm trong mắt giám khảo: ‘Yes, I really love my job because I get to help people with their problems everyday.’
6. Sử dụng mẫu câu nói về tương lai
Nếu một sự vật hay hiện tượng bào đó sẽ thay đổi trong tương lai, bạn có thể sử dụng một trong những cấu trúc trong tương lai, như ‘will’ hoặc ‘be + going to’. Ví dụ: ”Do you work or study?”
-Với câu trả lời ngắn gọn: ‘I’m at university at the moment.’
-Để đạt được band cao hơn, bạn có thể áp dụng cách sau: ‘I’m at university at the moment, but I’m graduating next year and I will hopefully get a job in advertising.’
7. Đưa ra các ý kiến trái ngược
Bạn có thể nhận được câu hỏi mà bạn phải nói về ý kiến của mình hoặc ý kiến của người khác. Hãy sử dụng ‘even so’ hoặc ‘although’ để thể hiện rằng bạn đang xem xét cả hai mặt của vấn đề trong câu trả lời của mình. Ví dụ: ” Is your hometown a nice place for tourists to visit?”
-Với câu trả lời thông thường: ‘Yes, it has a really nice beach.’
-Một gợi ý khác giúp bạn gây ấn tượng với giám khảo đó là: ‘Yes, it has a really nice beach, although it is getting really busy these days, so it’s not as pristine as it used to be.’
8. Đưa ra ví dụ trong câu trả lời của bạn
Hãy đưa ra các ví dụ thực tế bởi nó luôn là những điều dễ nói nhất và bạn có thể nói về chúng một cách tự nhiên và chi tiết hơn. Ví dụ: ”Do you get along with your brothers?”
-Với câu trả lời ngắn gọn: ‘No, we’re not in to the same things.’
-Với câu trả lời đầy đủ và súc tích hơn: ‘No, we’re not in to the same things, like when we are both watching TV we always fight about what show to watch.’
9. Đưa các trạng từ chỉ tần suất vào câu trả lời
Bạn có thể sử dụng các từ chỉ tần suất như ‘usually’, ‘never’, ‘always’ và ‘more often than not.’ để làm câu trả lời của bạn thêm dài hơn cũng như hay hơn. Ví dụ: ”What do you do at the weekends?”
-Với câu trả lời ngắn: ‘I watch TV and play computer games.’
-Với câu trả lời đầy đủ hơn: ‘I usually watch TV and play computer games, but sometimes I go out for a drink with my friends.’
Bạn có thể cải thiện cách trả lời Part 1 của phần thi IELTS Speaking bằng cách thực hành ‘chậm và nhanh’.
Thực hành ‘chậm’ trước với các câu hỏi thi cũ và suy nghĩ về cách bạn có thể mở rộng câu trả lời của mình và hãy ghi chú lại. Tiếp đó, hãy suy nghĩ thật kĩ về những cấu trúc bạn cần sử dụng và tập trung vào việc làm cho câu trả lời của bạn hoàn hảo. Sau đó, bạn có thể thực hành ’nhanh’ với các câu hỏi mới mà không cần bất kỳ trợ giúp nào và cũng không bị bỡ ngỡ vì bạn đã nghiên cứu chi tiết các cấu trúc. Và bạn sẽ có đủ tự tin để sử dụng chúng một cách tự nhiên và theo cách bạn mong muốn nhất.
Một số câu hỏi khác?
1. Liệu có thể sử dụng những phương pháp trên nhiều hơn một lần trong câu trả lời?
Có thể. Chúng hoàn toàn có thể được sử dụng một cách linh hoạt. Bạn có thể kết hợp hai hoặc ba trong số các cấu trúc trên trong một câu trả lời của bạn trong phần thi IELTS Speaking Test, nó sẽ gây được ấn tượng mạnh với các giám khảo.
2. Vậy đâu là những cấu trúc phức tạp và việc lạm dụng chúng có thực sự tốt ?
Cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp rất dễ dẫn đến sự sai lầm trong câu trả lời của bạn ở Part 1 phần thi IELTS Speaking. Nếu bạn đang suy nghĩ sử dụng các cấu trúc ngữ pháp quá phức tạp, có lẽ bạn sẽ không đạt được mục đích của mình và khiến việc gây ấn tượng với các giám khảo thất bại.
Bạn cần cân nhắc về việc sử dụng phạm vi cấu trúc của riêng mình, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải sử dụng mọi cụm từ phức tạp trong phần thi Speaking của mình. Hãy tập trung vào việc giao tiếp thực tế và phạm vi cấu trúc mà bạn đã thiết kế riêng cho mình một cách thuần thục nhất.
3. Vậy nên bắt đầu luyện tập từ đâu?
Câu trả lời là bạn hãy tìm kiếm thật nhiều những ví dụ của các đề thi IELTS Speaking Part 1 trước đây và bắt đầu luyện tập với lời khuyên trên và bên cạnh đó hãy tự tìm kiếm thật nhiều những từ vựng mới và cách sử dụng chúng để đạt được band mà bạn mong muốn trong không chỉ phần thi Speaking mà cả kỳ thi IELTS.