Thông tin tổng quan và những điều có thể bạn chưa biết về bài thi IELTS Speaking

Bài thi IELTS Speaking gồm 03 phần (Parts), kéo dài trong khoảng 10-14 phút thường là nỗi sợ với những bạn không “dạn dĩ” trong việc nói tiếng Anh nói chung, vì ở Việt Nam, các bạn không có nhiều cơ hội luyện tập kĩ năng nói trong môi trường sử dụng Anh Ngữ đích thực.
Trong bài viết chuyên sâu này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn tất cả thông tin tổng quan về bài thi IELTS Speaking.
Thông tin tổng quan về bài thi IELTS Speaking
Khác với các bài thi IELTS Listening, IELTS Reading, IELTS Writing Task 1 & IELTS Writing Task 2, bài thi IELTS Speaking đòi hỏi bạn phải phỏng vấn (interview) trực tiếp, “face-to-face” với một Giám Khảo (Examiner) trong thời gian từ 10 đến 14 phút.
Phần thi này có 03 phần (03 parts) và cuộc nói chuyện giữa bạn với vị Giám Khảo sẽ được ghi âm lại.
Tuy nhiên, điểm số của bạn sẽ được quyết định ngay sau khi phần thi kết thúc và được chấm dựa trên 04 tiêu chí:
- Fluency and Coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc khi nói)
- Lexical Resource (Vốn từ vựng)
- Grammatical Range and Accuracy (Độ đa dạng và chính xác của cấu trúc câu)
- Pronunciation (Phát âm)
Band điểm IELTS Speaking của bạn thường được quyết định theo nguyên tắc: Nếu Giám Khảo nghĩ rằng bạn đang ở giữa Band 7 và Band 8 thì Band điểm của bạn sẽ là 7.5.
04 điều nhất định phải biết về IELTS Speaking
Để chuẩn bị tốt cho bài thi IELTS Speaking thì bạn cần phải biết 04 điều cơ bản sau:
- Thứ nhất, định dạng (format) của bài thi
- Thứ hai, chủ đề thường xuất hiện trong phần thi
- Thứ ba, cách chấm điểm từng phần và giám khảo
- Thứ tư, kỹ thuật thực chiến trong phòng thi
Cấu trúc chi tiết của bài thi IELTS Speaking
Theo đó, bài thi IELTS Speaking có 3 phần (Parts) và được thực hiện trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 phút tùy theo khả năng nói của bạn.
IELTS Speaking – Part 1
Các bạn phải trả lời khoảng 3-6 câu hỏi ngắn kiểu như “What are you studying now?” hoặc “Where is your favourite place to visit?” và các bạn phải nói từ 2 đến 4 câu để trả lời cho từng câu hỏi như thế này.
IELTS Speaking – Part 2
Các bạn sẽ nhận một thẻ gợi ý (cue card) được ghi trên giấy A4 (hoặc letter) và phải chuẩn bị trong vòng 1 phút. Sau đó, các bạn phải trình bày câu trả lời trong 2 phút.
Những thẻ gợi ý (cue card) này thường xoay quanh 4 nhóm chủ đề chính:
- Sự kiện, hành trình hoặc kỷ niệm (events, journey or memories)
- Tình huống (situations or memories)
- Con người (People)
- Một vật dụng (Objects)
Sau khi trình bày xong, có thể giám khảo sẽ hỏi thêm 1 hoặc 2 câu hỏi phụ để làm rõ thêm phần trình bày của các bạn và chứng tỏ rằng bạn không học thuộc lòng đáp án từ trước.
IELTS Speaking – Part 3
Part 3 được đánh giá là mang tính học thuật nhất trong bài thi IELTS Speaking.
Trong phần này, các bạn phải trả lời từ 3 đến 4 (thậm chí 5 hoặc 6) câu hỏi mang tính suy luận hoặc nêu ra quan điểm, ví dụ:
- “What do you think about changes of transport system in your hometown?”
- “Do you think that technology have more negative impacts on your society?”
Đối với các câu hỏi trong phần này, các bạn phải trả lời bằng một đoạn văn (paragraph) từ 05 đến 06 câu cho từng câu hỏi, tập trung vào các từ khóa được nêu ra trong đề bài.
Các chủ đề Speaking IELTS thường gặp
Bài thi IELTS Speaking có chủ đề không quá rộng, thầy đã thống kê và thấy xoay quanh các chủ đề chính như sau:
Part 1: Câu hỏi ngắn
Các chủ đề thường gặp
- Học tập hoặc công việc (study & work)
- Các sở thích và hoạt động cuộc sống (hobbies & daily activities)
- Các kỹ năng đời sống (skills)
Part 2: Thẻ gợi ý
- Sự kiện, hành trình hoặc kỷ niệm (events, journey or memories)
- Tình huống (situations or memories)
- Con người (People)
- Một vật dụng (Objects)
Part 3: Câu hỏi về quan điểm, góc nhìn
Các chủ đề IELTS Speaking Part 3 thường gặp
- Lĩnh vực vi mô (environment, scince or technology)
- Văn hóa, sự kiện và hiện tượng (culture, events or phenomenon)
04 tiêu chí chấm IELTS Speaking
Bài thi IELTS Speaking được chấm điểm theo 4 tiêu chí, cụ thể:
Fluency And Coherence
Lưu loát và mạch lạc (fluency and coherence): Nói theo nhịp độ phù hợp với hoàn cảnh nhưng người bản ngữ, không qua nhanh hay quá chậm, giữa các câu có sự mạch lạc về ý tưởng.
Lexical Resource
Lượng từ vựng (lexical resource): Sử dụng từ vựng phù hợp với chủ đề, thể hiện sự linh hoạt và đa dạng trong cách xử lý từ vựng.
Grammatical Range And Accuracy
Đa dạng ngữ pháp và sự chính xác (grammatical range and accuracy): dùng cấu trúc câu đa dạng trong khuôn khổ câu trả lời và chính xác về mặt cấu trúc câu.
Pronunciation
Phát âm (pronunciation): Đảm bảo được nói rõ các từ và câu tiếng Anh theo phiên âm chuẩn quốc tế và có thể hiểu được.
06 điều cần biết về Examiners của bài thi IELTS Speaking
- Giám khảo (examiners) của bài thi IELTS Speaking có thể là những người làm giám khảo vấn đáp chuyên nghiệp toàn thời gian (chỉ đi chấm), cũng có thể là giáo viên tiếng Anh hoặc cựu giáo viên, được huấn luyện và chứng nhận bởi (certified) Cambridge hoặc Hội đồng Anh;
- Giám khảo IELTS Speaking đa phần là người bản ngữ Anh, Canada hoặc Úc. Có thể là người phi bản ngữ (non-native) nhưng những trường hợp như thế này rất hiếm;
- Nhìn chung, giám khảo IELTS Speaking đơn thuần không phải là chuyên gia ngôn ngữ, mà chỉ là giáo viên hoặc từng là giáo viên, thậm chí không nhất thiết tiếng Anh, có thể có kinh nghiệm hoặc không;
- Họ là những người được tuyển chọn theo tiêu chí và được đào tạo để chấm điểm theo tiêu chí của bài thi IELTS Speaking;
- Giám khảo IELTS Speaking được giám sát chặt chẽ và đánh giá (review) định kỳ về công tác chấm thi. Họ có nhiều cam kết, quy chuẩn và nguyên tắc nghề nghiệp phải tuân theo và thông thường, họ không được tiết lộ mình là giám khảo khi còn đang làm việc;
- Vì là người chấm, nên có thể có đôi chút cảm tính, tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến điểm số của các bạn, vì họ đa phần chuyên nghiệp và làm việc theo tiêu chí được đưa ra trong bài thi IELTS Speaking.
Lời khuyên để hoàn thành bài thi IELTS Speaking đạt Band điểm cao
Bài thi IELTS Speaking sẽ hiệu quả hơn, nếu các bạn biết một vài điều hữu ích dưới đây:
- Hai tay để trên bàn, nhìn thẳng vào giám khảo khi trả lời;
- Hạn chế dùng ngôn ngữ cơ thể (body languages);
- Đừng cố gắng thuộc lòng và trả bải thậm chí khi gặp câu hỏi “tủ”;
- Có thể ghi chú trong Part 2, nhưng việc ghi chú càng ngắn gọn càng tốt;
- Luyện tập nhuần nhuyễn và liên tục đến ngày thi.