Vấn đề thiếu thời gian trong IELTS Reading và mẹo để giải quyết

Bài thi IELTS Reading không phải là một kỹ năng khó nếu như các bạn biết cách để căn chỉnh thời gian sao cho hợp lý. Bài hôm nay IELTS Master sẽ chỉ ra các vấn đề mà các bạn gặp phải khiến cho bạn bị thiếu thời gian cho 3 passages trong Reading cũng như cách để “chữa cháy” nhé.
1. Các nguyên nhân chính làm bạn mất thời gian khi làm bài Reading
- Cố gắng đọc hiểu hết nội dung bài đọc
Nhiều bạn có thói quen đọc nhanh toàn bài để có cái nhìn tổng quan xem bài đang nói về cái gì, nên trước khi trả lời từng câu hỏi. Nhưng thực tế, bài đọc của IELTS rất academic về cả từ văn phong lẫn từ vựng. Do đó, với background còn hạn chế, việc bỏ thời gian đọc hết cả bài, sẽ làm bạn tốn một đống thời gian, hơn nữa còn mang đến cho bạn cảm giác kiểu “ôi, sao mà khó thế” – cực kì ảnh hưởng đến tâm lý khi thi.
- Không biết câu hỏi nào nên làm trước, câu hỏi nào nên làm sau
Trong bài thi Reading có đến hơn 10 dạng câu hỏi. Vì thế, nhiều bạn đã đi theo cách truyền thống đó là cứ tuân theo trật tự bình thường của các câu hỏi, và do đó không đủ thời gian để trả lời hết 40 câu trong vòng 60 phút vì lỡ mắc vào mấy câu khó quá . Mất rất nhiều thời gian tìm đáp án cho 1 vài câu mà mình nghĩ là “khó ăn”. Tìm mãi mà vẫn không thấy đoạn chứa đáp án của những câu này nằm ở đâu, mà có tìm thấy rồi thì đôi khi còn không biết từ nào nên chọn làm đáp án?
- Bị “ Từ mới” hù dọa
Trong những bài đọc IELTS đầu tiên, bạn đã cảm thấy chán nản, bế tắc vì không hiểu nổi bài đọc đang nói về vấn đề gì. Lý do là có quá nhiều từ mới trong bài mà bạn chưa từng gặp bao giờ, vì thế không thể nào biết rõ được nghĩa của chúng, dẫn đến việc khủng hoảng và sợ bài đọc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ làm bài.
2. Mẹo để giải quyết vấn đề thời gian
- Đọc tiêu đề sau đó đọc luôn câu hỏi
Các bạn chỉ cần phải đọc tiêu đề của bài viết và subtitles (tiêu đề cho từng đoạn nếu có) là đủ. Sau đó tiến thẳng vào trả lời các câu hỏi của từng dạng luôn. Không cần tốn thời gian đọc gì thêm.
- Nắm bắt rõ các dạng bài có trong kỹ năng READING
Như các bạn đã biết, câu hỏi của IELTS Reading được chia ra làm 2 dạng lớn là: Câu hỏi cần trả lời theo đúng trật tự bài và Câu hỏi không cần đi theo đúng trật tự bài.
+ Câu hỏi cần trả lời theo đúng trật tự bài: thường là những dạng Yes/No/Not Given, Multiple Choices, ect. Các bạn cần ưu tiên làm những câu hỏi này trước. Lý do rất đơn giản: Chúng sẽ không làm các bạn mất quá nhiều thời gian scan để tìm câu trả lời vì bạn chỉ việc đảo mắt theo hướng từ trên xuống dưới. Câu hỏi đi theo tuần tự như vậy, nên đáp án cũng sẽ tuần tự theo đó.
+ Câu hỏi không cần đi theo đúng trật tự bài: là những dạng Match Headings, Naming Paragraphs, Matching Names, etc. Với những dạng câu hỏi này, các bạn nên để lại sau vì nó tốn cực kì nhiều thời gian. Câu trả lời của nó sẽ không được tìm ra ngay theo tuần tự từ trên xuống dưới, mà nó có thể ở bất cứ đâu. Hơn nữa, khi làm những Câu hỏi cần trả lời theo đúng trật tự bài, bạn sẽ nắm được qua thông tin về bài đọc, dẫn đến, việc làm các câu hỏi không cần đi theo đúng trật tự bài sẽ nhanh hơn nhiều.
- Tự phân tích lỗi sai của mình
Điều quan trọng là ĐỪNG chỉ chăm chăm giải bài! Cứ mỗi lần giải xong một bài phải dành gấp đôi hay gấp ba thời gian để phân tích (tại sao đáp án đó đúng, đáp án mình sai,…) và rút từ vựng để học.
- Tập làm quen với việc từ mới sẽ xuất hiện trong bài đọc ( dù ít hay nhiều)
Thực ra, nguồn từ vựng IELTS là mênh mông rất khó để chúng ta có thể biết hết được tất cả từ vựng. Tuy nhiên, có một điều rất may là từ mới trong IELTS Reading không phải là nhân tố quyết định đến đáp án mà chúng ta trả lời. Vậy làm thế nào để các bạn không bị từ mới chi phối và ám ảnh. Trước tiên bạn hãy nhìn 5 từ dưới đây:
+ Unconditionally
+ Proceedings
+ Uxorious
+ Propitiation
+ Culprit
Bạn đã biết nghĩa của bao nhiêu từ trong số những từ này? Nếu không biết nghĩa thì cũng không có gì đáng phải lo lắng cả. Bạn chỉ cần coi các từ này là đã biết rồi và đặt cho chúng các biệt hiệu ( có thể là A, B, C, D) Điều này sẽ khiến chúng ta cảm thấy dễ thở hơn rất nhiều khi làm bài đọc mà không biết nghĩa từ đấy.
- Lúc luyện đề đừng tham làm nhiều
+ Đừng giải cả ba passage cùng một lúc. Tập trung giải passage 1 trước thôi nhé! Và cũng đừng căn thời gian – vì ban đầu sẽ rất áp lực nếu mình căn thời gian làm bài.
+ Sau khoảng 2-3 tuần (nếu ngày nào mình cũng giải 1 passage thì quá tốt, không thì 3 passage/ tuần cũng được), mình vẫn tập trung giải passage 1, nhưng lúc này mình căn thời gian là 20 phút. Sau khi mình đã hoàn thành tốt passage 1 trong 20 phút rồi thì mình rút nó xuống còn khoảng 18 phút thôi.
+ Tiếp theo mình kết hợp giải 2 passage cùng một lúc (passage 1 và 2) – căn thời gian 40 phút.
+ Sau khi ok khoảng thời gian này rồi, mình chuyển qua passage 3. Lúc này mình căn 60 phút, thường thì ở giai đoạn này mình sẽ không thể hoàn thành hết 3 passage trong 60 phút đâu – nhưng cũng đừng vì thế mà nản hay bỏ cuộc! Nếu bạn cảm thấy quá áp lực, bạn có thể căn 70-80 phút rồi rút lại dần dần. Mục tiêu của mình là giải 3 passage trong vòng 50 phút! Ép mình phải làm xong trong khoảng thời gian này! Tất nhiên đến giai đoạn này, mình đã tích lũy được lượng từ vựng khá lớn rồi!